Mối liên hệ giữa chăm sóc răng miệng và giảm cân

Giảm cân luôn đi cùng hai điểm mấu chốt là thức ăn và sự vận động. Đặc biệt, một điều ít ai để ý là chuyện giảm cân cũng có liên quan mật thiết đến việc chăm sóc răng miệng.

Việc vận động của hai hàm có mối liên hệ với việc giảm cân của bạn.

Nhai không đúng cách, hiệu quả của việc ăn kiêng sẽ giảm một nửa

Bạn lựa chọn và tính toán rất kỹ về tỷ lệ dinh dưỡng trong thức ăn của mình để việc giảm cân đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, quá trình hấp thụ thông qua hoạt động nhai của bạn không đúng cách, thì hiệu quả của việc ăn kiêng chỉ còn một nửa mà thôi. Nếu nhai không kỹ, các độc tố trong thức ăn sẽ khó được đẩy ra ngoài qua đường tiêu hóa. Các kẽ răng sẽ là nơi bị nhồi nhét các phần thức ăn đó. Vì thế, việc nhai đúng và kỹ sẽ giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và răng cũng trở nên khỏe mạnh hơn. Vùng miệng sạch sẽ, khỏe mạnh sẽ tạo ra vị giác tốt hơn. 

Ăn nhanh có thể gây béo phì

Bạn đảm bảo rằng mình đã hạn chế được dầu mỡ và chất béo trong khẩu phần ăn của mình, nhưng chú ý đến ăn gì vẫn chưa đủ, bạn phải biết được cách ăn làm sao cho đúng nữa. 

Ví dụ: Ăn nhanh chính là một trong những nguyên nhân gây béo phì. Tại sao lại như vậy? Vì từ lúc chúng ta bắt đầu dùng bữa cho đến lúc não quay trở lại tình trạng làm việc cần tối thiểu 20 phút.

Việc ăn nhanh sẽ gây cảm giác no bụng và ăn quá nhiều mà không ý thức được lượng thức ăn đã nạp vào cơ thể. Đặc biệt là trong khoảng thời gian bận rộn buổi trưa, bạn dễ quên mất điều này. Sự gia tăng mức độ đường trong máu một cách đột ngột rất có hại cho cơ thể.
 

Ăn nhiều rau củ ngay từ đầu

Chính hình dáng, kích thước và mùi vị của các món này sẽ làm cơ hàm của bạn nhai và cảm nhận được nhiều hơn. Sau đó bạn mới ăn một lượng cơm vừa đủ hoặc có thể thay thế bằng súp cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, cùng ăn cơm với cả nhà hay bạn bè, đồng nghiệp cũng làm cho hiệu quả của việc ăn uống tăng cao, thông qua những câu chuyện thú vị trong bữa ăn.

Không để thức ăn gây sâu răng

Nguyên nhân làm sâu răng là do vi khuẩn từ các mảng bám lâu ngày trên men răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore... Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng, hình thành đốm khuẩn, dần phát triển và tấn công răng.

Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng giúp chống lại tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng rất lớn. Chính vì thế, bạn cần vệ sinh răng miệng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Đừng đánh răng một cách qua loa mà hãy thật cẩn thận và đúng phương pháp. Ngoài ra, cứ mỗi 6 tháng, bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra răng một lần.
 


 

Thời gian đánh răng hợp lý

Bạn mất khoảng bao nhiêu thời gian để đánh răng? Mỗi ngày, bạn đánh răng bao nhiêu lần? Thông thường, câu trả lời là 2 lần trong ngày và mỗi lần khoảng 2 phút. Lời khuyên từ các nha sĩ là tối thiểu, bạn nên đánh răng mỗi ngày 1 lần, và nên đánh thật kỹ trong gần 10 phút, trước khi đi ngủ. Lý do là trong khi ngủ, hệ thần kinh sẽ không làm việc, các tuyến nước bọt có vi khuẩn sẽ tiết ra và tấn công đến từng khu vực nhỏ của răng, dần dần khiến cho răng bị tổn hại, dẫn đến sâu răng.