Sau khi sinh ưu tiên hàng đầu của người mẹ đều dành hết cho con. Tuy nhiên mẹ cũng không nên lơ là việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, đặc biệt là sức khỏe răng miệng vì bảo vệ răng miệng cũng là bảo vệ cho mình và cho cả bé yêu của mình nữa các mẹ nhé.
Em bé của bạn không quen với vi khuẩn từ bên ngoài
Em bé của bạn đã sống trong một môi trường tương đối vô trùng trước khi được sinh ra. Nhưng khi bé chào đời, ra ngoài bé dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển, vì vậy tốt nhất hãy hạn chế đến mức tối thiểu vi khuẩn đối với bé yêu. Nếu việc vệ sinh răng miệng của bạn không tốt, sẽ sinh ra vi khuẩn và có thể là một vấn đề lớn cho em bé. Những nụ hôn của bạn sẽ vô tình truyền vi khuẩn có hại đến bé.
Thậm chí nếu bạn không giữ cho miệng của bạn sạch sẽ, bạn không bao giờ nên đưa thìa hay các đồ vật khác qua miệng của mình rồi đút cho con ăn, cho dù vì bất kì lý do gì: kiểm tra hương vị thực phẩm hoặc ngậm tạm đầu vú giả để cho sạch trước khi cho con ngậm...
Sau sinh thói quen của bạn đã thay đổi
Trước khi sinh em bé, bạn đã thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày.
Nhưng khi bạn chăm sóc em bé, thói quen hàng ngày có thể bị xáo trộn. Khi cho con ăn đêm, rất có thể bạn cũng sẽ ăn vặt thứ gì đó, thậm chí cả vào ban ngày, nếu bạn không đánh răng sau bữa ăn, axit trong miệng của bạn sẽ tấn công hàm răng, lợi (nướu), sinh ra vi khuẩn.
Sự thay đổi thói quen này đồng nghĩa với việc miệng của bạn bị ảnh hưởng và bạn sẽ cần nhiều thời gian để chăm sóc răng nướu khỏe mạnh hơn.
Nướu dễ tổn thương sau khi sinh
Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai gặp trường hợp viêm, đỏ hoặc đau nhức trong các mô nướu răng của họ, hoặc chảy máu khi đánh răng. Điều này được gọi là viêm nướu khi mang thai và được quy cho là do thay đổi hormone trong cơ thể. Nhưng ngay cả sau khi sinh, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì có khi bạn sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng để các nội tiết tố của bạn để trở về cân bằng bình thường. Lúc này nướu của bạn vẫn có thể dễ bị tổn thương.
Điều quan trọng là phải ghi nhớ rằng nếu bạn làm nướu chảy máu kinh nghiệm khi bạn đánh răng của bạn, có hay không bạn vẫn mang thai, điều đó không có nghĩa là bạn nên tránh là một phần của miệng của bạn. Hãy siêng năng về làm sạch khu vực đó, và thường xuyên chảy máu sẽ dừng lại trên riêng của mình.
Bạn làm gương cho bé nhà bạn
Giờ đây, bạn đã là một người mẹ, bạn sẽ là tấm gương cho trẻ. Tất cả những gì bạn làm đều có ảnh hưởng đến con bạn, kể cả việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ cũng đi cùng với sức khỏe răng miệng của con. Khi con lớn lên, con bạn sẽ sớm quen thuộc với bàn chải đánh răng và kem đánh răng bởi con học được những thói quen này từ mẹ.
Ngay cả trong khi bé vẫn còn nhỏ, bạn có thể vệ sinh răng miệng cho con bằng cách lau miệng nhẹ nhàng bằng khăn ướt để loại bỏ sữa và những thực phẩm còn bám lại ở răng, giúp giữ miệng sạch sẽ. Thói quen này cũng sẽ làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn là dùng bàn chải. Nhưng khi dùng bàn chải thì nên dùng bàn chải mềm để trẻ không bị đau lợi.