Răng sữa thay muộn hơn độ tuổi trung bình - Có ảnh hưởng gì?

            Thay răng là 1 quá trình phát triển bình thường ở trẻ em, thường xảy ra ở khoảng 6 – 12 tuổi. Tuy nhiên, vài trường hợp có thể sớm hoặc muộn hơn, nhất là trẻ có dấu hiệu thay răng chậm không khỏi khiến các bậc phụ huynh lo lắng.

          Chiếc răng sữa đầu đời thường mọc ở thời điểm khi bé được 6 – 9 tháng và kết thúc quá trình mọc răng khi bé đủ 30 tháng tuổi. Có thể nói răng sữa chỉ là tạm thời, nhưng chúng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa và sự phát triển hàm mặt và tính thẩm mỹ của trẻ sau này. Răng sữa đóng vai trò quan trọng nhất là giữ chỗ cho hệ răng vĩnh viễn, nếu trẻ bị mất răng sữa sớm, có thể bé sẽ phát âm ngọng hoặc các răng vĩnh viễn khi mọc sẽ không đúng vị trí.

Răng sữa chỉ có 20 chiếc, có rất nhiều bậc cha mẹ chủ quan nghĩ răng số 6 (răng cối mọc khi bé 6 tuổi) là răng sữa nên khi đau nhức mới dắt bé đi khám. Một hàm răng có quá trình phát triển bình thường thông thường thứ tự thay răng vĩnh viễn sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa. Nghĩa là, chiếc răng nào mọc trước thì sẽ thay trước cho đến khi bé được 11-12 tuổi.

Trẻ đến khám tại Nha Khoa Lavita

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thay răng sữa sớm hoặc muộn hơn. Răng sữa thay nhanh hay chậm có thể do một số nguyên nhân như:

  • Trẻ sinh thiếu tháng.
  • Chế độ ăn uống chưa phù hợp.
  • Lúc mang thai do mẹ kiêng khem quá nhiều
  • Do di truyền.
  • Răng sữa mọc muộn.

Ngoài ra, nếu răng cố định mọc lên mà răng sữa chưa rụng đi, hoặc răng sữa đã rụng lâu mà răng cố định chưa mọc thì bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đưa bé đến nha khoa hoặc bệnh viện để khám, để các nha sỹ có những phương pháp nắn chỉnh răng cho phù hợp, đem lại hiệu quả dài lâu về sau và còn đỡ tốn thời gian và chi phí.

Hotline 090.463.7899