Hội chứng bú bính. Tình trạng sâu răng nghiêm trọng ở trẻ

Ngày nay, nhiều trẻ 2 - 4 tuổi gặp hội chứng sâu răng do bú bình, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ngay lúc đó cũng như sự phát triển răng vĩnh viễn về sau. Điều trị sâu răng do bú bình ở trẻ nhỏ thường khá khó khăn, trong khi cha mẹ có thể phòng ngừa hội chứng này cho trẻ.

Sâu răng do bú bình – trẻ nhỏ thường bị sâu các răng ở phía trước, hay răng cửa do sự tích lũy của các chất đường ở răng của trẻ. Các chất đường này chủ yếu tồn tại trong sữa mẹ, sữa bột cũng như các loại nước trái cây có sử dụng chất làm ngọt nhân tạo và đồ ăn vặt.

1/ Nguyên nhân gây hội chứng sâu răng do bú bình

Trẻ mắc chứng sâu răng do bú bình chủ yếu là do sự tích tụ của các chất ngọt tại răng. Vi khuẩn trong miệng sẽ sử dụng các chất đường làm chất dinh dưỡng để sinh sôi, phát triển và tạo ra các acid tấn công vào răng và men răng, gây sâu răng ở trẻ.

Trẻ sâu răng do bú bình không đúng cách

Một số bậc cha mẹ có thói quen đưa bình sữa cho trẻ bú cho trẻ dễ ngủ hoặc để vỗ về trẻ trong một khoảng thời gian dài. Chính việc làm này sẽ khiến các chất đường tích lũy bao quanh răng trẻ nhiều hơn và dễ gây sâu răng hơn.

2/ Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc chứng sâu răng do bú bình

Tình trạng sâu răng có thể xảy ra với bất kỳ răng nào. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có xu hướng bị sâu những răng ở phía trước, ví dụ như răng cửa trên. Lỗ sâu thường có dạng đốm nâu hoặc đen trên răng. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, trẻ thường bị đau và sưng tại răng.

Trẻ thường có xu hướng sâu những răng phía trước

3/ Biến chứng thường gặp của hội chứng sâu răng do bú bình

Hiện tượng sâu răng quá sớm ở trẻ nhỏ có thể trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Trẻ em cần răng để nhai thức ăn và trò chuyện. Răng sữa ở trẻ nhỏ còn đóng vai trò giữ khoảng cách chuẩn bị cho sự phát triển của răng vĩnh viễn về sau. Triệu chứng đau và nhiễm trùng là hậu quả của tình trạng răng bị rụng quá sớm hay răng sâu không được điều trị.

Ngoài ra, nếu răng sữa không phát triển phù hợp, trẻ có thể sẽ hình thành một số thói quen ăn uống thiếu lành mạnh hoặc các vấn đề về mặt ngôn ngữ. Về sau, răng vĩnh viễn có thể mọc lệch lạc, khấp khểnh gây thiếu thẩm mỹ.

Khi răng sữa bị sâu nghiêm trọng và kéo theo nhiều răng khác bị sâu có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Đau âm ỉ, dai dẳng;
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch;
  • Đau hoặc khó nhai thức ăn;
  • Nhiễm trùng nặng.

4/ Phòng hội chứng sâu răng do bú bình ở trẻ nhỏ

Sâu răng do bú bình ở trẻ nhỏ là hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách thực hành những mẹo nhỏ khi cho trẻ bú bằng bình và thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ nhỏ đúng cách.

Các mẹo khi cho trẻ bú bình

Một số lưu ý cho trẻ khi bú bình

- Khi trẻ ngủ không cho trẻ ngậm bình sữa hoặc bình nước quả. Chất đường trong sữa và nước quả vẫn sẽ tồn tại trong răng của trẻ tới hàng tiếng đồng hồ. Nếu cần thiết phải để cho trẻ bú bình khi đi ngủ, bạn có thể cho trẻ bú bình với nước lọc. Một số bác sĩ nhi khoa không khuyến cáo việc cho trẻ bú bình khi trẻ nằm trong cũi, trong khi một số khác cho rằng chỉ nên làm vậy khi trẻ đã có thể tự ngồi dậy.

- Không nên cho trẻ vừa đi lại quanh nhà vừa cầm tu bình nước quả hoặc sữa.

- Hạn chế cho trẻ nước đường, nước ngọt có ga hoặc nước quả bằng bình sữa vì tác động của nước ngọt có ga với răng miệng trẻ em đã được chứng minh là có nhiều tác hại.

- Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, hãy hướng dẫn trẻ uống bằng cốc. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (The American Dental Association - ADA) khuyên rằng bạn nên cho trẻ chuyển sang uống nước hay các loại sữa, nước quả bằng cốc khi trẻ được 1 tuổi.

- Tránh cho trẻ sử dụng núm vú giả quá lâu. Không bao giờ được nhúng núm vú giả trong mật ong hay sirô. Đặc biệt không bao giờ được sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dù với bất cứ lý do nào.

- Hạn chế lượng nước quả cho trẻ uống trong một ngày. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ nhỏ không nên uống nhiều hơn 180 ml nước quả/ngày. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước trái cây.

- Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh và hạn chế các chất ngọt nói chung.

- Làm sạch nướu cho trẻ sau mỗi lần cho ăn. Hãy sử dụng một chiếc khăn sạch, mềm để loại bỏ các thức ăn hoặc mảng bám vào nướu hoặc răng của trẻ.

- Hãy bắt đầu sử dụng bàn chải mềm để chải răng cho trẻ khi xuất hiện những chiếc răng đầu tiên.

- Vận động các thành viên trong gia đình đánh răng cùng một lúc để tập thói quen tốt cho trẻ trước giờ đi ngủ.

- Khi trẻ đã đủ lớn, cho trẻ đánh răng bằng kem đánh răng có chứa flour. Chất flour giúp loại bỏ acid trong răng. Lưu ý rằng flour có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu nuốt phải, do vậy khi trẻ sử dụng kem đánh răng nên theo dõi trẻ thận trọng.

- Tập cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa khi các răng sữa đã mọc hoàn chỉnh.

- Cho trẻ đi khám răng định kỳ tại nha sĩ.

        Cuối cùng, bạn nên nhớ, hãy chăm sóc răng cho bé ngay từ khi bé chưa nhú bất cứ một cái răng nào vì chăm sóc răng miệng cho bé không bao giờ là quá sớm để bắt đầu.

 

Hotline 090.463.7899