Các thói quen xấu của trẻ và sự ảnh hưởng của nó

Trẻ nhỏ có không ít thói quen xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Các bố, mẹ nếu không để ý và có các biện pháp nhắc nhở trẻ, giúp trẻ bỏ dần các thói quen xấu đó thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.

Hãy cùng Nha Khoa Lavita tìm hiểu 9 thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ để có các biện pháp khắc phục phù hợp cho từng thói quen nhé:

  1. Bú bình kéo dài:  Khi trẻ trên 2  tuổi vẫn tiếp tục bú bình hoặc ngậm núm vú giả sẽ có nguy cơ hô hàm trên với các răng cửa trên nghiêng ra trước. 

Không nên cho trẻ bú bình khi đã lớn

     2. Mút ngón tay: Mút ngón tay là một trong những thói quen bắt đầu trước khi trẻ được sinh ra. Một số trẻ vẫn tiếp tục thói quen này cho đến hơn 1 tháng tuổi hoặc hơn 1 tuổi. Nếu thói quen này kéo dài cho đến thời kỳ mọc răng vĩnh viễn sẽ gây rối loạn cho việc mọc răng, sự sắp xếp răng hoặc cả hai.

     3. Cắn móng tay, cắn vật lạ: Cắn móng tay thường gặp ở trẻ lớn, nhưng cũng có thể gặp ở trẻ 2-3 tuổi. Cắn móng tay thường không gây sai khớp cắn nhưng ảnh hưởng đến móng tay và nền móng. Nhưng nếu cắn vật lạ khác như: Bút chì, bút bi... thường xuyên, với cường độ mạnh sẽ gây mòn răng, gây chết tủy răng và đổi màu răng do chấn thương.

Cắn móng tay ảnh hưởng xấu tới cả móng tay, nền móng và răng

     5. Cắn môi, má. Trẻ thích cắn môi, má thường có những stress về tình cảm. Đa số xuất phát từ những bất hạnh, mâu thuẫn trong gia đình. Hậu quả của việc cắn môi là: Cắn hở vùng răng trước; răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi; răng cửa trên chen chúc và nghiêng về phía môi.

     6. Đẩy lưỡi. Đẩy lưỡi ra trước khi nuốt là đặt đầu lưỡi về phía trước, chêm giữa các răng cửa trên và dưới trước khi nuốt. Có một sự chuyển tiếp giữa kiểu nuốt nhũ nhi và kiểu nuốt ở người trưởng thành. Sự chuyển tiếp xảy ra khi trẻ 2 tuổi, kết thúc khi trẻ được 6 tuổi (khoảng 50% trường hợp). Khoảng 10- 15% không có sự chuyển tiếp, tức là trẻ tiếp tục đẩy lưỡi ra trước khi nuốt. Khoảng 80% trẻ tự điều chỉnh khi 12 tuổi. Đẩy lưỡi có thể gây khó phát âm và nói ngọng.

     7. Cắn chặt răng: Gặp ở trẻ em và người lớn trong tình trạng căng thẳng, lo âu. Thường trẻ không công nhận hoặc không biết mình có những thói quen như vậy, có thể mang tính bản năng. Hậu quả là: Cảm giác mỏi hàm thoáng qua; đau cơ hàm; mòn răng; đau khớp thái dương hàm.

     8. Nghiến răng: Trẻ thường nghiến răng khi ngủ. Đây là thói quen không tự chủ, trẻ cũng không biết mình có thói quen như thế. Nguyên nhân có thể do trẻ chơi nhiều trò chơi kích động trước khi ngủ, cản trở khớp cắn hoặc do căng thẳng tâm lý... Hậu quả là đau cơ hàm; mòn răng...

Nghiến răng khi ngủ sẽ ảnh hưởng tới khớp cắn

      9. Chống cằm: Thói quen chống cằm trong thời gian dài làm thay đổi hướng phát triển của xương hàm dưới khiến khuôn mặt trẻ trở nên mất cân xứng.

     10. Thở miệng: Do một số nguyên nhân như: Về giải phẫu, sinh lí: môi trên quá ngắn hoặc vị trí hàm dưới khiến miệng hở khi thở mũi; Về bệnh lí: cuốn mũi phì đại, vách ngăn mũi lệch, quá phát VA. Hậu quả của thói quen này là: Khuôn mặt dài và hẹp, các răng cửa trên nhô ra trước, cung hàm trên hình chữ V, vòm khẩu cái cao và hẹp,….

Nhìn chung, các phương pháp can thiệp để trẻ loại bỏ thói quen chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi trẻ thực sự có mong muốn bỏ thói quen. Điều trị chung:

  • Loại bỏ nguyên nhân: tìm hiểu các yếu tố nguyên nhân tại chỗ, toàn thân và tâm lí gây nên các thói quen xấu ở trẻ.
  • Trao đổi và thảo luận: đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Trao đổi với trẻ về hậu quả của thói quen, những ảnh hưởng tới chức năng và thẩm mỹ
  • Điều trị nhắc nhở: Sử dụng cho những trẻ có mong muốn ngừng thói quen xấu, cần có sự trợ giúp của người khác.
  • Phương pháp treo giải thưởng: Bố mẹ và nha sĩ sẽ khen thưởng nếu trẻ thực hiện đúng cam kết khi kết thúc.
  • Phương pháp sử dụng các khí cụ: Chỉ nên sử dụng khi các phương pháp trên thất bại. Việc sử dụng khí cụ không phải hình thức trừng phạt mà là biện pháp nhắc nhở liên tục, kéo dài.

Vì vậy, khi trẻ xuất hiện thói quen xấu, bố mẹ nên đưa con đến phòng khám nha khoa để được khám, tư vấn về hậu quả của thói quen xấu và các phương pháp

điều trị phù hợp.

Hotline 090.463.7899